Tác giả: Vũ Mạnh Tuấn

Website đang dần trở lên quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở cấp độ cá nhân cũng có lý do để cần làm một trang web cho riêng mình.

Website miễn phí hay mất phí sẽ giúp truyền tải thông tin chuyên nghiệp hơn, thẩm mỹ và có chất riêng hơn nhiều so với những kênh khác như Facebook, Insta hay Zalo… . Bên cạnh đó những tính năng đặc biệt mà chủ trang web cần cũng có thể thêm vào được thay vì cố định theo các nền tảng mạng xã hội khác.

2 phương án làm web là miễn phí và mất phí đều có những ưu nhược điểm riêng, dù vậy bất cứ việc gì mà kèm theo miễn phí cũng luôn kích thích ham muốn của chúng ta, làm web miễn phí cũng vậy.

I. Ưu, nhược điểm khi làm Web miễn phí

1. Ưu điểm làm web miễn phí

Những công cụ giúp tạo website miễn phí hầu hết là của những “gã khổng lồ” như Google, Wix hay WordPress, GitHub Pages. Tất cả đều có đặc điểm chung khá giống nhau về lợi ích sau:

  • Chi phí: Không phải trả chi phí nền tảng hoặc hosting ban đầu vì “sống nhờ” trên đất của họ. Chi phí duy nhất có lẽ là tên miền (bạn có thể dùng miền miễn phí theo nhà cũng cấp đề xuất).
  • Dễ làm quen: Các dịch vụ tạo website miễn phí thường cung cấp công cụ dễ sử dụng, giúp người mới bắt đầu dễ dàng tạo ra trang web mà không cần kiến thức kỹ thuật lập trình.
  • Không cần kiến thức kỹ thuật: Dịch vụ miễn phí không đòi hỏi kiến thức lập trình hay quản trị hệ thống cao cấp. Các trình kéo thả sẽ giúp bạn tạo trang web dễ dàng mà ít lo lắng về lỗi hệ thống.
  • Không cần lo lắng về quản lý server: Nếu bạn sử dụng các dịch vụ miễn phí như WordPress.com hoặc Blogger, bạn không phải lo lắng về việc quản lý máy chủ.

2. Nhược điểm làm web miễn phí

Ưu điểm đã rõ thì nhược điểm cũng phải có, hãy tìm hiểu rõ để lựa chọn cách làm phù hợp với như cầu của mình.

  • Tên miền có thể không chuyên nghiệp: Các trang web miễn phí thường sử dụng tên miền con của dịch vụ (ví dụ: tên-trang-web.wordpress.com), điều này có thể tạo ấn tượng không chuyên nghiệp đối với người truy cập bằng những tên miền kiểu Trivela.vn hay seowebglobal.com. Bạn có thể mua tên miền riêng trên Godaddy hoặc PA Việt Nam.
  • Quảng cáo của dịch vụ: Một số dịch vụ miễn phí có thể chèn quảng cáo của chính họ lên trang web của bạn. Đây là sự khó chịu tương đối mà bạn sẽ không thể can thiệp (miễn phí mà).
  • Giới hạn tài nguyên: Tài nguyên như dung lượng lưu trữ, băng thông và tính năng có thể bị giới hạn đối với các tài khoản miễn phí.
  • Không linh hoạt: Các dịch vụ miễn phí thường ít linh hoạt hơn, không cho phép tùy chỉnh nhiều hoặc sử dụng các plugin bên thứ ba. Các tính năng cần phát triển chắc chắn là gần như không thể vì bạn không được phép truy cập sâu vào bên trong nền tảng (thuật ngữ gọi là backend + frontend – phần code tính năng vận hành và giao diện)
  • Rủi ro mất dữ liệu: Nếu dịch vụ đóng cửa hoặc thay đổi chính sách, có rủi ro mất dữ liệu của bạn là rất cao. Ví dụ: WEBSITE ĐƯỢC TẠO THÔNG QUA TRANG DOANH NGHIỆP TRÊN GOOGLE SẼ SỚM BỊ XOÁ – theo Google.
  • Hiệu suất có thể không cao: Các dịch vụ miễn phí hiệu suất có thể kém hơn so với các lựa chọn trả phí, đặc biệt khi traffic (lượng truy cập) của bạn bắt đầu gia tăng.
  • Không có hỗ trợ chăm sóc khách hàng: Dịch vụ miễn phí thường không cung cấp hỗ trợ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hoặc phản hồi chậm. Đây là rào cản tương đối rõ ràng mà “miễn” phí tạo ra”.

3. Những nền tảng hỗ trợ tạo website miễn phí

WordPress.com

  • WordPress.com cung cấp một giao diện dễ sử dụng và các công cụ để tạo website miễn phí. Bạn có thể chọn tên miền con của WordPress hoặc sử dụng tên miền riêng của mình. Đây là nền tảng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay, đặc biệt là web cần tính năng bán hàng. Tuy vậy bạn sẽ phải cần vài ngày để quen với việc làm web bằng wordpress.

Blogger

  • Blogger là dịch vụ của Google. Bạn có thể tạo và quản lý blog một cách đơn giản với tên miền blogspot.com miễn phí. Đây là công cụ phù hợp với những cá nhân cần phát triển nội dung dạng blog trải nghiệm hay chia sẻ kiến thức.

Wix

  • Wix cung cấp một trình tạo website kéo và thả khá thuật tiện, giúp bạn tạo trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tên miền miễn phí với đuôi wixsite.com sẽ là lựa chọn cho bạn nếu kinh phí hạn hẹp.

Weebly

  • Weebly cung cấp một trình tạo website tương tự như Wix, với các công cụ kéo và thả. Đặc điểm chung của web miễn phí là tên miền sẽ theo “họ” của nhà cũng cấp, ở đây sẽ là weebly.com.

Google Sites

  • Google Sites với tên miền đuôi “sites.google.com” là một dịch vụ của Google giúp bạn tạo website dễ dàng. Hiện tích hợp cài đặt tìm kiếm trên Google Sites không được tối ưu, vậy nên bạn hãy cân nhắc.

GitHub Pages

  • GitHub Pages là một dịch vụ của GitHub cho phép bạn tạo website miễn phí và lưu trữ nó trên GitHub.

Neocities

  • Neocities là một dịch vụ lưu trữ website miễn phí với hỗ trợ HTML và CSS. Tên miền miễn phí đuôi neocities.org.

Hãy nhớ kiểm tra các tính năng, giới hạn tài nguyên, và điều khoản sử dụng của mỗi dịch vụ để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đúng yêu cầu của bạn.

Lựa chọn làm web miễn phí là do bạn, cần cân nhắc trước khi thực hiện vì dù không mất tiền nhưng sẽ mất thời gian nếu không phù hợp.

Trong trường hợp bạn và doanh nghiệp thực sự cần tính năng đa dạng, chất riêng và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời, đặc biệt là có tham vọng phát triển. Hãy dùng dich vụ làm web mất phí để chuyên nghiệp hơn và linh hoạt nhất.

II. Các bước thiết kế web của SWG

Bước 1 khi thiết kế website: Tiếp nhận nhu cầu, “đầu bài” từ khách hàng, tư vấn phương án phù hợp nhất

  • Xác định lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh, các tính năng trên web mà khách hàng mong muốn (mỗi ngành hoạt động trong các lĩnh vực sẽ có các tính năng, yêu cầu riêng biệt) => SWG tư vấn thêm và chốt tính năng phù hợp.
  • Yêu cầu thẩm mỹ trang chủ, giao diện bao gồm: màu sắc nền trang chủ, thiết kế logo (nếu chưa có), ảnh minh họa đặc trưng ngành nghề hoạt động, bố trí các tính năng (đặt hàng, contact,…)
  • Đối tượng khách hàng hướng đến: Ví dụ là khách hàng trẻ tuổi thì màu sắc sáng sủa, giao diện hiện đại nhiều tính năng, còn khách hàng nhiều tuổi thì hướng đến đơn giản, dễ sử dụng, ít bước click… => SWG chúng tôi sẽ có hướng tư vấn cụ thể về giao diện, set up tính năng đặt hàng,… phù hợp nhất.
  • Nội dung web về xu hướng tương lai: từ các thông tin tổng hợp từ ngành nghề của khách hàng => SWG tư vấn chọn ảnh, tính năng nâng cao thêm để tối ưu hóa thêm cho khách hàng.
  • Tư vấn tên miền: là đặc trưng doanh nghiệp ảnh hướng đến ấn tượng đầu tiên với khách hàng.

Bước 2 khi thiết kế website: xây dựng sơ đồ trang web

Từ thông tin ngành nghề kinh doanh của chủ website, SWG và chủ web sẽ thống nhất về sơ đồ cây thư mục sao cho tiện ích và thân thiện hướng tới khách hàng truy cập.

Mô tả cấu trúc website.

Bước 3 khi thiết kế website: chọn tên miền (domain) và hosting

SWG sẽ tư vấn cho chủ web lựa chọn tên miền và hosting của bên cung cấp uy tín và chất lượng, chi phí sẽ tương ứng với gói dung lượng hoặc tên miền mà chủ web mong muốn (chi phí này sẽ chỉ tốn 1 phần nhỏ trong chi phí gói làm web).

Bước 4 khi thiết kế website: thiết kế giao diện web (theme)

Bước này là tối quan trọng, nó chính là bộ mặt của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, chủ web có thể yêu cầu thiết kế theo giao diện có sẵn (theme free theo ngành nghề hoặc 1 web tương tự muốn tham khảo theo) hoặc cao cấp hơn thì cá nhân hóa theo cá tính riêng (cần sự can thiệp sâu của coder vào theme), một số ý chính cần lưu ý cho chủ web:

  • Tông màu của logo công ty, nội dung chính mà web muốn thể hiện;
  • Tông màu tổng thể phù hợp với đối tượng khách hàng truy cập;
  • Tông màu phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh hoạt động của chủ website.

Bước 5 khi thiết kế website: Thiết lập các tính năng sử dụng của web

Sau khi đã cho khách hàng truy cập thấy được “bộ mặt” đẹp của web ở bước 4, chúng ta cần hướng đến bước đưa khách hàng trải nghiệm bản chất cần thiết nhất mà website chúng ta mang lại là: “tính năng”. Xây dựng các tính năng như đã thống nhất ở bước 1 với chủ web: vd như : đặt hàng online, thanh toán trực tuyến, tư vấn online, làm khảo sát…

Bước 6 khi thiết kế website: Kiểm tra lại lần cuối và bàn giao

Xây dựng tính năng website xong, chúng tôi sẽ chạy thử và tiến hành cập nhật các nội dung đã thống nhất, đưa chủ web test lại. Chủ web sau khi kiểm tra lại tính năng, giao diện và yêu cầu chúng tôi chỉnh sửa nếu gặp lỗi. 

Bước 7 khi thiết kế website: Đào tạo, hướng dẫn chủ web sau khi nhận bàn giao

Để doanh nghiệp thuận tiện trong suốt quá trình vận hành website trong tương lai, SWG chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng và quản trị web bằng cách bàn giao các tài liệu hướng dẫn chi tiết cách sử dụng kết hợp các kênh online phổ biến.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 4]
Vũ Tuấn

Recent Posts

Plugin Litespeed Cache có ưu nhược điểm gì?

LiteSpeed Cache (LSCWP) là một plugin tối ưu hóa hiệu suất và bộ nhớ đệm…

3 tuần ago

Schema là gì?

Schema là một cấu trúc dữ liệu có tổ chức, giúp trình duyệt và các…

2 tháng ago

Lợi ích SEO tổng thể – Giải pháp bền vững cho doanh nghiệp

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, SEO không còn xa lạ với các…

2 tháng ago

Làm web có khó không? Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Trong thời đại công nghệ số, website đã trở thành nền tảng quan trọng để…

2 tháng ago

Phòng Marketing Thuê Ngoài Có Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp?

Phòng Marketing Thuê Ngoài 1. Giới thiệu Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh…

3 tháng ago

DMCA là gì và cách kháng DMCA

Cách kháng nghị DMCA DMCA (Digital Millennium Copyright Act) là một đạo luật của Mỹ…

4 tháng ago