Cách kháng nghị DMCA

DMCA (Digital Millennium Copyright Act) là một đạo luật của Mỹ nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số. Khi có ai đó báo cáo nội dung của bạn vi phạm bản quyền, Google sẽ nhận được thông báo DMCA và có thể xóa nội dung đó khỏi kết quả tìm kiếm. Google thông qua Search Console (báo qua cả mail) sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các nội dung vi phạm có thể như đoạn văn bản, hình ảnh,… Và bạn có 10 ngày để kháng DCMA, cách kháng nghị DMCA như sau:

Nhận thông báo vi phạm: Khi nhận được thông báo vi phạm bản quyền DMCA, bạn sẽ nhận được email hoặc thông báo từ Google Search Console hoặc bên nộp đơn kháng nghị.

Xác định nội dung bị cáo buộc vi phạm: Kiểm tra nội dung mà bạn bị cáo buộc vi phạm xem có thật sự là bản quyền của người khác hay không. Trước đó, bạn cần cài đặt DMCA vào phần chân trang (footer) của website.

Chuẩn bị đơn kháng nghị: Nếu bạn tin rằng mình không vi phạm, bạn có thể chuẩn bị một Đơn Phản Đối (Counter-Notice) và gửi cho Google. Đơn phản đối cần bao gồm:

  • Thông tin liên hệ của bạn (tên, địa chỉ, email).
  • Nội dung bị gỡ xuống.
  • Tuyên bố bạn tin tưởng rằng nội dung không vi phạm bản quyền.
  • Chữ ký điện tử của bạn.

Gửi đơn kháng nghị: Gửi đơn qua form online của Google hoặc gửi qua email đến địa chỉ mà Google đã cung cấp trong thông báo vi phạm DMCA.

Chờ phản hồi: Sau khi gửi, Google sẽ xem xét đơn phản đối của bạn và thông báo cho bên nộp đơn gỡ nội dung. Nếu bên kia không có hành động pháp lý trong vòng 10-14 ngày, nội dung của bạn có thể được khôi phục.

Tại sao lại bị báo cáo DMCA?

  • Sao chép nội dung: Sử dụng hình ảnh, văn bản, video,… của người khác mà không có sự cho phép.
  • Sử dụng nội dung có bản quyền: Sử dụng các tài liệu, phần mềm có bản quyền mà không có giấy phép.
  • Bị đối thủ cạnh tranh “báo cáo bẩn”.
Báo cáo DMCA

Cách ngăn chặn bị Google phạt DMCA

  1. Sử dụng nội dung gốc: Đảm bảo tất cả nội dung trên website là do bạn tự tạo hoặc có giấy phép sử dụng hợp pháp.
  2. Sử dụng hình ảnh/video có bản quyền: Khi sử dụng hình ảnh hoặc video, hãy chọn các nội dung từ kho ảnh miễn phí bản quyền hoặc mua giấy phép từ các trang uy tín như Shutterstock, Unsplash,…
  3. Trích nguồn đúng cách: Nếu bạn sử dụng thông tin, hình ảnh từ nguồn khác, hãy đảm bảo trích dẫn và ghi rõ nguồn một cách chính xác.
  4. Cài đặt chính sách bản quyền rõ ràng trên website: Xây dựng và hiển thị một trang Chính Sách Bản Quyền (Copyright Policy) rõ ràng để mọi người hiểu quyền sử dụng nội dung trên trang của bạn.
  5. Theo dõi và bảo vệ nội dung của bạn: Bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi bản quyền như Copyscape hoặc DMCA.com để phát hiện các trường hợp sao chép nội dung từ website của bạn.

Tránh bị phạt DMCA không chỉ giúp bảo vệ website khỏi những ảnh hưởng tiêu cực về SEO mà còn giữ uy tín cho website của bạn trong mắt Google. Để tránh bị phạt DMCA, cách tốt nhất là tạo ra nội dung độc đáo và tuân thủ bản quyền. Nếu không may bị báo cáo, hãy bình tĩnh, thu thập bằng chứng và tiến hành kháng cáo theo đúng quy trình.

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 4]
Vũ Tuấn

Share
Published by
Vũ Tuấn

Recent Posts

Plugin Litespeed Cache có ưu nhược điểm gì?

LiteSpeed Cache (LSCWP) là một plugin tối ưu hóa hiệu suất và bộ nhớ đệm…

3 tuần ago

Schema là gì?

Schema là một cấu trúc dữ liệu có tổ chức, giúp trình duyệt và các…

1 tháng ago

Lợi ích SEO tổng thể – Giải pháp bền vững cho doanh nghiệp

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, SEO không còn xa lạ với các…

2 tháng ago

Làm web có khó không? Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Trong thời đại công nghệ số, website đã trở thành nền tảng quan trọng để…

2 tháng ago

Phòng Marketing Thuê Ngoài Có Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp?

Phòng Marketing Thuê Ngoài 1. Giới thiệu Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh…

3 tháng ago

Cách marketing hiệu quả

Marketing hiệu quả không chỉ đơn thuần là việc tạo ra những chiến dịch quảng…

6 tháng ago