1. Hiểu về Digital Marketing
Digital Marketing hay còn gọi là Marketing số, Tiếp thị số, là toàn bộ các hoạt động tiếp thị được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số.
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, Digital Marketing đã trở thành một phương thức tiếp thị không thể thiếu dù đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Cách tiếp cận và gắn kết với khách hàng này hiệu quả và tiện lợi hơn so với cách truyền thống như gặp mặt hay điện thoại.
2. Digital Marketing là làm gì?
Digital Marketing sử dụng các kênh trực tuyến và công nghệ như website, email, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, và các nền tảng truyền thông số để quảng bá và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó nhằm mục đích tạo ra mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, tăng tương tác và tăng doanh số bán hàng.
Điều này thường bao gồm các hoạt động như tạo nội dung, quảng cáo trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), marketing qua email, và phân tích dữ liệu để đo lường hiệu quả của chiến lược tiếp thị.
Có nhiều phương pháp Digital Marketing phổ biến mà các doanh nghiệp thường sử dụng. Dù không phải mọi công ty đều áp dụng tất cả, nó phụ thuộc vào đặc thù của ngành nghề của công ty đó. Cụ thể những cách tiếp thị số như sau:
2.1. Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising)
Bao gồm các loại quảng cáo trên mạng xã hội, trên công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google Ads), quảng cáo trên các trang web báo chí, và quảng cáo video trên các nền tảng như YouTube, Daillymotion…
2.2. Nội dung (Content Marketing)
Tạo và chia sẻ nội dung giá trị như bài viết blog, video, infographics, podcast, eBook, và nhiều hơn nữa để thu hút và giữ chân khách hàng.
2.3. Email
Sử dụng email để gửi thông điệp tiếp thị, thông báo khuyến mãi, thông tin sản phẩm, và nhiều nội dung khác đến danh sách khách hàng của bạn. Đây là cách làm có từ lâu nhưng luôn là cách thể hiện sự chuyên nghiệp cao nhất.
2.4. Tiếp thị qua Mạng xã hội (Social Media)
Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, và Pinterest để tương tác với khách hàng, chia sẻ nội dung, quảng cáo, và xây dựng mối quan hệ.
2.5. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tự nhiên (SEO – Search Engine Optimization)
Tối ưu hóa nội dung trên trang web của bạn để cải thiện vị trí của nó trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, và Yahoo… Đây là cách làm hướng đến việc đưa chi phí ra đơn về không, một tầm nhìn xa cho các công ty đi theo hướng hiện đại. Đa phần các doanh nghiệp sẽ thuê dịch vụ seo để đảm bảo ít sai xót nhất có thể.
2.6. Video Marketing
Tạo và chia sẻ video chất lượng cao trên các nền tảng như YouTube, Facebook, Instagram, và TikTok để thu hút sự chú ý và tương tác của khách hàng.
2.7. Nội dung âm thanh
Tạo và chia sẻ nội dung âm thanh như podcast để kết nối và tương tác với khách hàng thông qua âm thanh. Tương tự như gọi điện cho nhau, sự kết nối như podcast giúp tính tự nhiên, chân thật của nội dung được lan tỏa tốt hơn.
2.8. Quảng cáo trên di động (Mobile Advertising)
Sử dụng quảng cáo trên các ứng dụng di động, trò chơi di động, và các trang web được truy cập từ thiết bị di động để tiếp cận khách hàng trên các thiết bị di động.
3. Lợi ích của Digital Marketing
Với Digital Marketing, doanh nghiệp có thể tiếp cận và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng trên toàn thế giới thông qua internet, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý.
- So với các hình thức marketing truyền thống như sự kiện, offline. Digital Marketing có chi phí thấp hơn đáng kể. Điều này giúp cắt giảm ngân sách tiếp thị, đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và startup cần tăng trưởng nhanh.
- Đo lường và phân tích hiệu quả dễ dàng, giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá hiệu quả các chiến dịch marketing số một cách chính xác, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp là điểm rất mạnh của tiếp thị số.
- Digital Marketing cho phép doanh nghiệp tương tác, lắng nghe và giải đáp trực tiếp với khách hàng, xây dựng mối quan hệ và trải nghiệm tốt hơn.
- Bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích hành vi người dùng, các công cụ marketing số giúp doanh nghiệp xác định và nhắm mục tiêu tới đối tượng khách hàng phù hợp. Có lẽ chỉ công nghệ số mới có thể làm được điều này với độ chính xác cao nhất.
- Các chiến dịch marketing số giúp tăng cường nhận thức, và sự hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn.
- Nội dung hấp dẫn, các chiến lược quảng cáo và bán hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận và chuyển đổi thành khách hàng mới. Hãy hình dung khi thao tác trên website, chỉ với một điểm chạm đúng, là người dùng sẽ trở thành khách hàng với một cú click chuột.
Tổng kết lại, Digital Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với khách hàng trên môi trường số, giúp tăng trưởng doanh thu và thương hiệu. Phần trăm tăng trưởng cũng đi lên với tốc độ nhanh hơn so với doanh nghiệp truyền thống.